Tại Viễn Thông A, gói quà tặng trị giá hơn 5 triệu đồng đang được dùng để tặng 300 người đầu tiên đặt hàng chiếc điện thoại dòng Note của Samsung. Những quà tặng bao gồm bao da chính hãng, tai nghe chính hãng, sạc không dây, sạc dự phòng Anker, thẻ nhớ 32GB, miễn phí sửa chữa…
" alt=""/>Galaxy Note 7 đã cho đặt mua tại Việt Nam, giá khoảng 19 triệu đồngCon số này phản ánh chính xác thực trạng của điện thoại Sony tại thị trường Việt Nam khoảng 2 năm gần đây. Hãng gần như bị loại bỏ khỏi cuộc chơi smartphone cao cấp với doanh số bán èo uột dù đều đặn ra mắt 2 – 3 mẫu máy cao cấp mỗi năm. Bù lại, Sony luôn có trong tay 1 -2 di động tầm trung bán rất chạy mỗi năm, điển hình là chiếc Xperia XA năm nay.
Trước đó, những model như Sony Xperia M2, Xperia M4, M4 Aqua hay Xperia C3, C4, C5 Ultra đều có sức bán tốt trong khi máy cao cấp dòng Z thường bị chê giá cao và kém đổi mới. Máy lên kệ, sau đó bị bỏ mẫu tương đối sớm vì sức bán hạn chế.
Chia sẻ về thực trạng này của điện thoại Sony tại Việt Nam, anh Nguyễn Lạc Huy – đại diện hệ thống CellphoneS cho rằng máy cao cấp của Sony đi theo lối mòn cũ, không có các tính năng quá nổi bật trong khi hãng định giá sản phẩm quá cao khiến người dùng không mấy mặn mà. “Sony làm tốt hơn ở phân khúc tầm trung khi đưa ra những sản phẩm giá tốt, cấu hình khá và có điểm nhấn”, anh này nhận định.
Đồng tình với quan điểm này, anh Hùng Vũ – quản trị diễn đàn Sonyfan - cho rằng Sony thành công ở nhóm di động tầm trung là do họ tìm ra cách làm người dùng thích. “Lấy ví dụ về Xperia M4 Aqua năm ngoái. Máy có ngoại hình quá giống mẫu Xperia Z3 cao cấp, chống nước trong khi giá thành bằng một nửa. Ở phân khúc tầm trung, nhu cầu của người dùng không quá khắt khe. Do đó, các sản phẩm tầm trung của Sony thường có doanh số tốt”.
Nhận định về chiến lược của Sony khi bán các dòng smartphone tại Việt Nam, anh Hùng Vũ cho rằng hãng hiện dành sự tập trung lớn cho máy tầm trung, phần vì lợi nhuận tốt, phần vì smartphone cao cấp có doanh số ảm đạm.
Điều này đồng nghĩa, Xperia XA mới là sản phẩm chiến lược của hãng tại Việt Nam, trong khi Xperia X chỉ là model mang tính biểu tượng của dòng X. Từ đây, có thể lý giải tại sao Sony không đem Xperia X Performance – model mạnh nhất dòng X – về Việt Nam.
![]() |
Xperia Z Performance không được đưa về Việt Nam theo diện chính hãng. |
Theo anh này, Sony đang thực sự loay hoay với dòng máy cao cấp và chưa tìm được một hướng đi mang tính đột phá. “Trong khi các đối thủ đầu tự rất mạnh về cả thiết kế lẫn tính năng thì Sony có vẻ tự tin hơi quá về giá trị thương hiệu của mình nên không đầu tư mạnh vào tính năng”, anh này nhận xét.
Tại thị trường Việt Nam hiện nay Samsung và Apple là những người thống trị nhóm di động cao cấp. Trong khi đó, nhóm tầm trung chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt của hàng loạt thương hiệu, trong đó có Sony. Đây cũng là nhóm sản phẩm sôi động nhất trên thị trường.
Những smartphone bán chạy nhất đều thuộc nhóm này, ngoài Xperia XA còn có Galaxy A5, J5, J7 của Samsung, Oppo F1 hay iPhone 5S của Apple.
Theo số liệu của GfK (tính đến tháng 3/2016), điện thoại Sony đang chiếm khoảng 4,9% thị phần di động tại Việt Nam - gần như không đổi trong một năm qua. Thị phần này giúp hãng đứng ở vị trí thứ 6 trên thị trường, sau các ông lớn như Samsung, Oppo, Microsoft, Apple và hãng di động nội là Mobiistar.
" alt=""/>Hai thái cực của điện thoại Sony tại Việt NamChỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, cuộc CMCN 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. CMCN 4.0 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan toả của số hoá và CNTT. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội.
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cuộc CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm, tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức, tác động tiêu cực như: sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thông, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Mặt khác có khả năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển.
“Do nhưng thay đổi mang tính cách mạng về KH&CN dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, mô hình kinh tế, hệ thống quản lý nhà nước, xã hội cũng như phương thức hoạt động của các doanh nghiệp, CMCN 4.0 cũng đặt ra những thách thức đối với một số ngành, lĩnh vực cụ thể như: yêu cầu về đổi mới công nghệ trong lĩnh vực CNTT; đẩy mạnh khoa học phân tích và quản lý, xử lý dữ liệu lớn tạo ra tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lớn thế cạnh tranh. Yêu cầu về đổi mới mô hình quản lý, sản xuất, tối ưu hóa mô hình kinh doanh, thiết lập chuỗi cung ứng và hậu cần thông minh trong mạng lưới chuỗi giá trị toàn cầu và mô hình thuế quan mới. Yêu cầu về hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tốt hơn trong thời đại số. Yêu cầu cao hơn về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng”, Chỉ thị cho hay.
Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc CMCN 4.0 đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian từ nay đến năm 2020 tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ.
Cụ thể, tại Chỉ thị 16, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực CNTT-TT; phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Nghị quyết 19 ngày 6/2/2017, Nghị quyết 35 ngày 16/5/2016 và Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới. Các bộ, ngành cần khẩn trương triển khai xây dựng chính phủ điện tử; tiếp tục chủ động rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; sửa đổi các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hoá thủ tục hành chính.
Rà soát lại các chiến lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển của CMCN 4.0. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh. Rà soát, lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược của quốc gia bám sát các công nghệ sản xuất mới, tích hợp những công nghệ mới để tập trung đầu tư phát triển.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo tập trung thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như: có cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp với tôn chỉ doanh nghiệp là trung tâm; đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; có chính sách để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; kết nối cộng đồng KH&CN người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng trong nước.
Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông; đẩy mạnh tự chủ đại học, dạy nghề; thí điểm quy định về đào tạo nghề, đào tạo đại học đối với một số ngành đặc thù. Biến thách thức dân số cùng giá trị dân số vàng thành lợi thế trong hội nhập và phân công lao động quốc tế.
Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội về CMCN 4.0; tăng cường hội nhập quốc tế và thông tin, truyền thông tạo hiểu biết và nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của CMCN 4.0 để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả.